XÍ NGHIỆP ĐẦU MAÝ SÀI GÒN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC AN TOÀN CHẠY TÀU NĂM 2024, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2025   XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY SÀI GÒN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CHẠY TÀU TẾT ẤT TỴ – 2025   XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY SÀI GÒN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÀ KỶ NIỆM NGÀY LỄ HIẾN CHƯƠNG NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 NĂM 2024   Hội Thao Cụm VHTT Đường Sắt Khu Vực Sài Gòn – Bình Dương lần thứ XVI-2024   “Em Đẹp, Em Có Quyền" Tỏa Sáng Nữ Công XN Đầu Máy Sài Gòn    TRAO QUÀ TẶNG CỦA TỔNG CÔNG TY NHÂN DỊP KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGHÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM   XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY SÀI GÒN TRIỂN KHAI TỔ CHỨC BÌNH CHỌN TUYẾN DU LỊCH KẾT NỐI HUẾ - ĐÀ NẴNG BẰNG TÀU HỎA   Triển Khai Quyết Định Bổ Nhiệm Lại Đ/c Phạm Vĩnh Phú giữ chức Phó Giám đốc CN Tổng công ty Đường sắt Việt Nam – Xí nghiệp Đầu máy Sài Gòn   Chính thức đưa Ga đường sắt Đà Lạt trở thành điểm đến trên bản đồ du lịch    Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lại được Thủ tướng biểu dương về sản xuất, kinh doanh   
XN ĐẦU MÁY SÀI GÒN - GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu về xí nghiệp đầu máy Sài Gòn
Ngày đăng tin : 6/24/2013
Giới thiệu về xí nghiệp đầu máy Sài Gòn

                                       giỚi thiỆu xí nghiỆp

 

Tên doanh nghiệp :         xí nghiỆp đẦu máy sài gòn

Địa chỉ                  :         540/21 Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Điện thoại            :         (08) 38442683 - (08) 39934269

Fax                       :         (08) 39934269

Website                :         dmsg.com.vn

Email                    :         xndmsg@gmail.com

1.  Giới thiệu chung :

Xí nghiệp Đầu máy Sài Gòn nằm trên địa bàn Phường 11, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, với khuôn viên có diện tích hơn 72.000m² dài 800m, rộng 120m, phía Đông nối với ga Sài Gòn, phía Tây - Nam giáp Xí nghiệp toa xe Sài Gòn, khu dân cư Phường 11, Quận 3, phía Tây - Bắc giáp khu dân cư P.5 Quận Tân Bình, phía Bắc nằm ven kênh Nhiêu lộc giáp ranh Quận Phú Nhuận, phía Đông - Bắc giáp khu dân cư P11 - Quận 3.

Các  Phân xưởng vận dụng, trạm đầu máy cuả Xí nghiệp quản lý trải dọc theo tuyến đường sắt từ Sài Gòn đến Diêu Trì dài 630 km cụ thể:

-         Phân xưởng vận dụng đầu máy Nha Trang. Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Phường Phước Tân, TP Nha Trang, diện tích 11.814m².

-         Trạm đầu máy Mương Mán: Thuộc xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, diện tích 5148m².

 Xí nghiệp có nhiệm vụ:

­         Cung cấp sức kéo phục vụ vận tải Đường sắt từ Sài Gòn đến Nha Trang - Diêu Trì và ngược lại với chiều dài 630 km. Số đầu máy chi phối 62, 13 đầu máy GE, 14 đầu máy Ấn Độ và 35 đầu máy Đổi Mới.

­         Bảo dưỡng, sửa chữa các cấp các đầu máy GE, AĐ và Đổi Mới phục vụ vận tải Đường sắt.

Sơ đồ mặt bằng hiện trạng của Xí nghiệp hiện nay:

 XNĐMSG

                 

  2.   Lịch sử hình thành và phát triển :

-    Nằm ở cuối tuyến đường sắt phía Nam trong mạng lưới giao thông của Đường sắt Việt Nam, đề-pô xe lửa Chí Hòa, tiền thân của Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn hiện nay, được người Pháp khởi công xây dựng cuối thế kỷ 19 và hoàn thành đầu thế kỷ 20 với 3 nhà vòm xưởng độc lập và khu vực cầu quay đầu máy. Thời kỳ này, đầu máy hơi nước đốt củi là chủ yếu, sau đó người Pháp đưa vào sử dụng 6 đầu máy Alsthom. sau 1954, Mỹ đưa thêm 10 đầu máy Plymouth, các đầu máy này sử dụng để kéo các đoàn tầu khách - hàng trên các tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho; Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Lộc Ninh.

-   Đến năm 1963, Mỹ đưa tiếp 45 đầu máy GE phục vụ chiến tranh mở rộng ra chiến trường miền Trung. Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, công nhân đường sắt đề pô Chí Hoà cùng với các đề pô Dĩ An, Tháp Chàm, Nha Trang… đình công, biểu tình, chặn đánh các đoàn tàu, làm hư hỏng nhiều đầu máy toa xe quân sự, tham gia kháng chiến chống Mỹ ngụy.

-    Sau ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, Công ty hỏa xa Chí Hoà (gồm cả đầu máy toa xe) được Đường Sắt Việt Nam tiếp quản và quản lý. Gần 40 năm xây dựng, khai thác, đổi mới và phát triển, Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn đã không ngừng trưởng thành, đáp ứng nhu cầu vận tải của cơ chế thị trường mở cửa, hội nhập theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hoá.

   Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp có thể chia 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 : Từ năm 1975 đến 1989, Xí nghiệp thực hiện nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đơn vị khôi phục ngành đường sắt thống nhất.

+  Ngày 20/9/1975, tổng cục trưởng tổng cục giao thông vận tải miền Nam Việt Nam ra quyết định số 53/tc thành lập Đoạn đầu máy - Toa xe chí hoà trực thuộc ban chỉ huy đường sắt miền Nam Việt Nam.

+  Ngày 14/4/1976, tổng cục trưởng tổng cục GTVT miền Nam ra quyết định số 317/VP tách Đoạn đầu máy Chí Hoà từ Đoạn đầu máy - Toa xe Chí Hòa trực thuộc Ban chỉ huy đường sắt miền Nam Việt Nam do ông Huỳnh Văn Tốt làm Đoạn trưởng. từ năm 1981 đến 1983, ông Lê Văn Châu làm quyền Đoạn trưởng.

+   Ngày 30/12/1983, Tổng cục trưởng Tổng cục đường sắt thuộc Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 908/ĐS-TC đổi tên Đoạn đầu máy Chí Hòa thành Xí nghiệp Đầu máy Sài Gòn và giao ông Võ Văn Thi làm GĐ Xí nghiệp.

+   Đây là giai đoạn khó khăn nhất của Xí nghiệp trên mọi phương diện : Nguồn sức kéo mới tiếp quản không có vật tư phụ tùng thay thế, chủ yếu tìm mua trên thị trường trôi nổi, nhằm duy trì vận dụng nhiều chủng loại như đầu máy GE, Alsthom, Plymouth; cơ sở hạ tầng, kỹ thuật lạc hậu, nguồn nhân lực vừa thiếu, vừa yếu…

 +   Vượt trên khó khăn, CBCNV Xí nghiệp đã sửa chữa, khôi phục đầu máy hiện có cung cấp sức kéo đảm bảo phục vụ chạy tàu thống nhất thông tuyến Bắc Nam từ 31/12/1976. Tuy nhiên, đầu máy vận dụng thời kỳ này chỉ đạt trên 10 máy/ngày, sản lượng đạt khoảng từ 500.000 tấn km (năm 1977) đến 1.199.035 tấn km (năm 1988).

Giai đoạn 2 : Từ 1989 đến 2005, là giai đoạn Xí nghiệp thực hiện mục tiêu đổi mới, xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý và vận tải, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng trưởng, đổi mới toàn diện của ngành đường sắt Việt Nam.

Cùng với toàn ngành, xí nghiệp đầu máy Sài Gòn chuyển mình theo phương hướng mới, xóa bỏ bao cấp, thực hiện hạch toán kinh doanh, không ngừng nâng cao chất lượng sửa chữa, chất lượng phục vụ vận tải rút ngắn hành trình chạy tầu Bắc-Nam từ 52 giờ (1989) xuống còn 48 giờ, 46 giờ, 34 giờ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ các cấp, Xí nghiệp sắp xếp bố trí ổn định lại dây chuyền sản xuất, cải tạo phát triển cơ sở vật chất, chuyên môn hoá trong sửa chữa, tổ chức Tổ, Đội lái tàu chuyên môn hóa đầu máy, lựa chọn phương án quay vòng Ban lái tàu và đầu máy hợp lý. Từ 2002-2008 Xí nghiệp Đầu máy Sài Gòn chi viện 20 đầu máy GE cho các xí nghiệp Đầu máy Đà Nẵng, Vinh, Yên Viên đồng thời tiếp nhận 30 đầu máy Đổi Mới, nâng số lượng đầu máy chi phối lên 57 đầu máy, đảm nhận kéo tất cả các mác tàu từ Sài Gòn đến Diêu Trì (TP Quy Nhơn).

Về sản lượng vận tải: Từ những năm 1991 trở đi, sản lượng vận tải đạt trên 1 tỷ tấn Km, năm 2000 đạt trên 2 tỷ tấn Km và năm 2005 đạt xấp xỉ 3 tỷ tấn Km tổng trọng.

Giai đoạn 3 :  Từ 2006 – nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Xí nghiệp lần thứ  XV về tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh sản xuất nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu vận tải của Ngành. Chú trọng phát triển khoa học công nghệ, nâng cao phát triển sản xuất kinh doanh ngoài vận tải,  áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO phiên bản 9001 – 2008. Năm 2010 nhận thêm 02 đầu máy D4H và đến năm 2011 nhận thêm 05  đầu máy Đổi Mới nên số lượng đầu máy chi phối được nâng lên 64 đầu máy, đảm nhận kéo tất cả các mác tàu từ Sài Gòn đến Diêu Trì, kéo tàu du lịch Đà Lạt – Trại Mát trong đó có các đôi tàu đẳng cấp cao SE1-2-3-4-5-6 từ ngày 01/10/2007. Nhờ vậy, sản lượng vận tải luôn giữ mức tăng trưởng đều hàng năm; sản xuất kinh doanh ngoài vận tải tăng trưởng; An toàn chạy tàu được giữ vững, sự cố chạy tàu giảm, Km an toàn hàng năm đều tăng so với năm trước. Thực hiện tốt định mức nhiên liệu chạy tàu Ngành giao. Năm 2012 sản lượng vận tải đạt hơn 3,7 tỷ Km.

 -                  Với đội ngũ Tổng số  hơn 650 CB-CNV (55 nữ), trong đó có 02 Thạc sỹ, 83 Kỹ sư – Cử nhân.

-         Bộ máy tổ chức sản xuất gồm: 2 Phân xưởng VD ở Sài Gòn và Nha Trang - 01 Trạm đầu máy ở Mương Mán, 01 phân xưởng SCĐM, 01 Phân xưởng CKĐ– PT , 10 Phòng nghiệp vụ và 01 Trạm dịch vụ KDTH.

 3.  Các thành tích đã đạt được :

Trong tiến trình đổi mới và phát triển, Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn đã được khen thưởng:

-         Năm 1993 : Huân chương lao động hạng 3.

 -         Năm 1989 ¸ 1999 : Đơn vị xuất sắc 10 năm đổi mới của LHĐSVN.

-         Năm 2002: Đơn vị dẫn đầu khoa học công nghệ.

-         Năm 2003: Được tặng cờ đơn vị dẫn đầu thi đua của Đường Sắt Việt Nam, bằng khen của Tổng công ty ĐSVN về phong trào lao động sáng tạo và đổi mới phát triển công nghệ.

-         Năm 2004: Xí nghiệp đã được tổ chức TUV NORD CERT-  Cộng hòa liên bang Đức cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000.

-         Năm 2008: Được Tổng công ty ĐSVN tặng cờ đơn vị dẫn đầu thi đua toàn ngành; được tặng danh hiệu Xí nghiệp chính quy – văn hóa – an toàn. Tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên Xí nghiệp liên tục nhiều năm được tặng cờ, bằng khen của Bộ GTVT, của Ngành ĐSVN, khen thưởng danh hiệu "vững mạnh", "vững mạnh xuất sắc"…

-   Năm 2009: Được Liên hiệp sức kéo tặng cờ đơn vị dẫn đầu thi đua toàn LHSK về phong trào hoạt động VH-TD-TT của cán bộ CNV Xí nghiệp; đoàn thanh niên Xí nghiệp được Trung ương đoàn TNCSHCM tặng bằng khen; phòng y tế được Bộ Y tế tặng bằng khen về công tác y tế xí nghiệp – sức khỏe người lao động. 

-   Năm 2010: Được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng bằng khen về phong trào “ xanh – sạch – đẹp. bảo đảm ATLĐ”;  Bộ GTVT tặng cờ “ đơn vị thi đua xuất sắc”; Đường sắt Việt Nam công nhận danh hiệu “ chính quy – văn hoá – an toàn”;  Liên hiệp SKĐS tặng cờ “ đơn vị đổi mới về khoa học công nghệ xuất sắc”.

-   Năm 2011: Được Tổng công ty ĐSVN tặng “ Đơn vị đổi mới về khoa học công nghệ xuất sắc nhất năm 2011”.

-   Năm 2012: Đảng ủy Xí nghiệp được công nhận “ Đảng bộ trong sạch, vững mạnh – Tiêu biểu” ; Xí nghiệp được Bộ GTVT khen thưởng Cờ “Dẫn đầu thi đua xuất sắc”; Công đoàn Xí nghiệp được nhận nhận Cờ “ Dẫn đầu thi đua cấp Bộ GTVT ” .

- Bằng khen của BCH Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam “Đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua Công đoàn giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2007-2012”

 4.  Định hướng phát triển của Xí nghiệp trong những năm tới :

-   Phấn đấu giữ vững mức tăng trưởng hàng năm về các chỉ tiêu sản lượng, chỉ tiêu chất lượng trong vận dụng chạy tàu và sản xuất kinh doanh.

-    Từng bước chuẩn hoá trong sửa chữa, vận dụng chạy tàu để nâng cao chất lượng vận dụng an toàn - đúng giờ.

-    Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý kinh tế - kỹ thuật, mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng, đáp ứng mặt bằng nhà xưởng, thiết bị phục vụ sửa chữa hiện tại và tương lai.

-    Tích cực đầu tư  về nhân lực – vật lực: chăm lo phát triển đội ngũ cán bộ KHKT trẻ, cán bộ quản lý, nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lực cho các giai đọan phát triển mới.

-    Mở rộng và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh khác dựa trên năng lực hiện có của xí nghiệp nhằm tăng nguồn thu cho Xí nghiệp, phục vụ tốt các nhu cầu xã hội.

- Giữ vững an toàn chạy tàu, ATLĐ, PCCN ...

BÀI VIẾT KHÁC
 
tổ chức giải bóng chuyền hơi lần thứ nhất chào mừng 71 năm Quốc khánh 02/9  ( 9/9/2016 )
Giới thiệu
+ Giới thiệu chung
+ Cơ cấu tổ chức
+ Lảnh đạo quỹ
+ Các phòng chuyên môn
+ Danh bạ điện thoại
+ Các dự án đấu thầu, mua sắm công

Tỷ giá
Liên kết website
Hỗ trợ trực tuyến
Trực tuyến : 94
Trong ngày : 3300
Trong tháng : 268837
Tổng truy cập : 5192772